<< Tin Tức

Danh Sách 9 Chùa, địa chỉ tâm linh tại Quận Tây Hồ TP. Hà Nội

Danh Sách 9 Chùa, địa chỉ tâm linh tại Quận Tây Hồ TP. Hà Nội Địa chỉ
1Chùa Nhật Chiêu Diên Linh22a Ng. 399 Đ. Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
2Cửa Hàng Sơn Quế Loan38B, Ngõ 77, Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
3Chùa Châu Lâm199 Đ. Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
4Chùa Vạn Ngọc3R7J+J8P, Đ. Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
5Chùa Tứ Liên167 Đ. Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam
6Chùa Hoằng Ân3R6C+VR3, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
7Chùa Sải (Chùa Tĩnh Lâu)147 P. Trích Sài, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
8Chùa Trấn Quốc46 Đ. Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
9Tây HồSảnh chính nhà Chùa, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

1.Chùa Nhật Chiêu Diên Linh

Địa chỉ: 22a Ng. 399 Đ. Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Nhật Chiêu Diên Linh

(4) Bài đánh giá Chùa Nhật Chiêu Diên Linh từ khách:

son dinh ba dai Chùa Nhật Chiêu Diên Linh là một trong ba ngôi chùa của Phường Nhật Tân.Cụ thể là 3 chùa : 1.chùa Phúc Khánh Trường Sinh(ở vị trí khu chợ Nhật Tân bây giờ.Chùa không còn nữa rất mong được phục dựng lại.) 2.Chùa Nhật Chiêu Diên Linh hiện tại nằm tại ngõ 399 đường Âu Cơ.Diện tích đất chùa xưa kia rất rộng.Bao gồm toàn bộ khu đất mà hiện tại Trường Mầm non Nhật Tân,Sở Điện lực và một số gia đình đang sử dụng.Hiện tại khuôn viên chùa bị thu hẹp.Vẫn còn tháp Sư Tổ đã 370 năm ở đằng sau Trường Mầm non Nhật Tân.Tượng Sư Tổ rước vào trong chùa Tảo Sách cùng phường.Chùa có hệ thống thác bản văn bia lưu giữ tại viện Hán Nôm,viện Viễn Đông Bác Cổ.Trong kháng chiến,chùa là nơi hoạt động cách mạng và còn là lớp học của nhiều thế hệ học sinh Nhật Tân. Chùa là nơi quy ngưỡng của nhân dân phường Nhật Tân.Ngày rằm mùng 1 và các tuần tiết trong năm,nhân dân Phật tử về lễ chùa cầu quốc thái dân an rất đông.Hàng năm chùa có giỗ Tổ Sư vào ngày 18/2 (âm lịch ).Sau nghi lễ tưởng nhớ Tổ Sư cầu nguyện mưa thuận gió hoà nhân dân an lạc,chùa có cỗ chay mời nhân dân tín đồ Phật tử.Ước tính lượng khách về tham dự lễ lên tới 3,4 nghìn lượt khách.Hiện tại cảnh chùa không được như xưa do diện tích đất chật hẹp,nhân dân địa phương nhất tâm cung thỉnh Thượng Toạ Thích Thanh Tùng là người con quê hương về trụ trì và hướng dẫn nhân dân Phật tử địa phương.Mong ước chung của toàn thể nhân dân địa phương và thập phương tín đồ Phật tử là các cơ quan chức năng ban ngành đoàn thể hoàn tất các bước theo quy định của Pháp luật hoàn trả lại đất của Chùa Nhật Chiêu Diên Linh.Chùa có quả chuông cổ rất quý,nghe các bô lão kể lại tiếng chuông chùa Nhật Chiêu Diên Linh vang rất xa.Chuông do Trạng Nguyên Vũ Tuấn Chiêu người làng khi đỗ Trạng cung tiến.Tiếc rằng trong chiến tranh để bảo vệ chuông không rơi vào tay quân giặc dân làng đã dìm chuông xuống hồ rồi mất dấu từ đấy chưa tìm lại được. 3.Chùa Tảo Sách : vẫn còn giữ được như hiện nay
5 /5
Học Nguyễn Hi vọng các cơ quan chức năng sớm có kế hoạch trả lại khuôn viên cho chùa !
5 /5
Liêm Nguyễn Chùa rất linh thiêng ! A Di Đà Phật
5 /5
Cuong Mai
5 /5

2.Cửa Hàng Sơn Quế Loan

Địa chỉ: 38B, Ngõ 77, Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Cửa Hàng Sơn Quế Loan

(1) Bài đánh giá Cửa Hàng Sơn Quế Loan từ khách:

tình nguyễn Rất tốt
5 /5

3.Chùa Châu Lâm

Địa chỉ: 199 Đ. Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Châu Lâm

(5) Bài đánh giá Chùa Châu Lâm từ khách:

Lợi Nguyễn Rất đẹp và yên tĩnh
4 /5
minh duc nguyen Tuyệt vời
5 /5

4.Chùa Vạn Ngọc

Địa chỉ: 3R7J+J8P, Đ. Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Vạn Ngọc

(13) Bài đánh giá Chùa Vạn Ngọc từ khách:

Hưng Nam Phúc Ngôi chùa cổ kính nằm dưới ven đê sát trên đường Âu Cơ thật khó có thể để ý nhìn thấy khi bạn đi bằng ô tô hoặc xe máy rất khó có thể nhìn thấy ngôi chùa khi đang di chuyển bằng các phương tiện, chỉ có thể quan sát kĩ khi đi bộ mới có thể ngắm nhìn những những đường nét cổ kính vẻ đẹp thâm trầm nằm lép mình bên cạnh những ngôi nhà những biệt thự kiến trúc hiện đại cũng nằm san sát ngay cạnh ngôi chùa, có điều dễ dàng nhận biết là ngay thằng cửa chính của ngôi chùa là những bậc thang lên thẳng trên đê là con đường tấp lập xe cộ hối hả đi lại trên đường
5 /5
Hiếu Bùi Trung Diện tích chùa tuy ngỏ nhưng vẫn dữ đc cổ kính
5 /5
Rùa Bonsai Chùa có 10000 viên ngọc
4 /5
Hòa Thượng Cặp đường Âu cơ
5 /5
Dung Hoang Cân tho
5 /5

5.Chùa Tứ Liên

Địa chỉ: 167 Đ. Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Tứ Liên

(82) Bài đánh giá Chùa Tứ Liên từ khách:

Phạm Hoài Nhân Chùa thường được gọi là chùa Tứ Liên, tọa lạc ở xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Tài liệu của chùa cho biết chùa được dựng vào đời Vua Lê Thần Tông, năm Đức Long thứ ba (1631). Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1992, Sư cô Thích Đàm Đoan đã tổ chức trùng tạo ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố, khánh thành ngày 20 – 10 – 1992. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. (Võ văn Tường - Chùa Việt Nam Xưa và Nay)
5 /5
Kien le van kien Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1992, Sư cô Thích nữ Đàm Đoan đã tổ chức trùng tạo ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố, khánh thành ngày 20-10-1992. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa hiện còn giữ được tấm bia niên đại năm thứ 3 niên hiệu Đức Long (1631), bia được tạo bằng đá xanh đặt trên lưng rùa, cao 1,25m, rộng 0,78m, trán bia cao 0,25m có trang trí hoa văn hình mặt trời, tia lửa, 2 rồng chầu hai bên, có mây xoắn, 4 chữ Tam bảo tự bi được lồng trong 4 khuôn lá đề cách điệu, lòng bia có kích thước 0,98m x 0,70m. Cả hai mặt bia đều có chữ mỗi mặt 35 dòng, bình quân 55 chữ/dòng, chức khắc sâu, đẹp. Riềm bia trang trí cúc dây, riềm chân bia trang trí sóng nước cách điệu. Bia không ghi tên người soạn văn bia, nhưng qua nội dung có thể đoán được người soạn là một vị văn quan có đỗ đạt và am hiểu về lịch sử ở địa phương. Nội dung văn bia (mặt một) thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với việc trùng tu chùa Tam Bảo và đặc biệt là những vấn đề về ruộng đất và việc miễn thuế đối với ruộng đất cho nhân dân ở châu Tam Bảo, để tu bổ gìn giữ ngôi chùa. Mặt hai, nội dung văn bia thể hiện danh sách 502 người đã được đưa vào "Đài hưng công" gồm có dân bản Châu (Tam Bảo, Vạn Bảo, Bảo Xuyên) các quan lại trong vương phủ thời Lê Trịnh, cùng vợ con và khách thập phương đã góp phần công đức tu bổ chùa Tam Bảo.
5 /5
HÀ THANH GIANG Chùa Tứ Liên có từ năm 1631, tên chữ Tam Bảo Tự, còn gọi là chùa Tứ Tổng. Xếp hạng: Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Địa chỉ: số 167-169 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có tam quan 3 tầng 12 mái rất đồ sộ và thẫm màu. Đó là một cổng tam quan mới toanh, mở từ sau lưng chùa Tứ Liên ra chân con đê chạy song song phía dưới đường Âu Cơ ở hướng bắc. Tuy nhiên theo niên hiệu ghi trên tấm bia đặt trong chùa, Tam Bảo tự là một ngôi chùa cổ đã trải qua bốn thế kỷ từ khi được xây dựng vào năm Đức Long thứ ba (1631) dưới triều vua Lê Thần Tông. Trong chùa hiện vẫn lưu giữ được tấm bia ghi niên hiệu Đức Long thứ 3 (1631). Bia cao 125cm, rộng 78cm, đặt trên lưng rùa, tạc bằng đá xanh. Trán bia cao 25cm, trang trí hoa văn hình mặt trời toả sáng, có đôi rồng chầu hai bên và mây xoắn. Hàng chữ “Tam Bảo tự bi” được lồng trong 4 khuôn lá đề. Riềm bia có hoa văn hình cúc dây, riềm chân bia trang trí sóng nước cách điệu.
4 /5
Hưng Nam Phúc Chùa cổ rất đẹp, có lẽ đây là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng rất công phu từ những bàn tay của những người thợ kỳ tài bậc nhất kinh thành từ thời xa xưa, nhìn những chất liệu được dùng để xây dựng lên ngôi chùa cũng đủ để hiểu và đánh giá một phần nào đó về sự hoành tráng , tinh tế, tỉ mỉ , khi đã trạm trổ bức tranh bằng chất liệu gỗ quý ngay trước cửa , quả đáng khâm phục những người đã tạo lên sự phong phú văn hóa thuần việt của dân tộc ta
5 /5

6.Chùa Hoằng Ân

Địa chỉ: 3R6C+VR3, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Hoằng Ân

(86) Bài đánh giá Chùa Hoằng Ân từ khách:

Phạm Hoài Nhân Nhiều tư liệu hiện nay cho biết chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm trong sách Hà Nội danh lam cổ tự (NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003) cho rằng niên đại xây dựng chùa chưa được xác định rõ, tương truyền xây dựng từ thời Lý với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời đại như Long Ân, Sùng Ân, Hoằng Ân và Báo Ân. Văn bia năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) cho biết công chúa Ngọc Tú (vợ chúa Trịnh Tráng) cho xây sửa ngôi chùa Long Ân ở phường Quảng Bá quy mô to lớn với kết cấu khu chùa chính gồm: tam quan, tiền đường, chánh điện, nhà Tổ và hành lang tả hữu. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), khi tuần thú Bắc Hà, vua xa giá tới thăm chùa đã cho đổi hiệu thành Sùng Ân. Đến đời Thiệu Trị, vì vua xây Hiến Lăng trong đó có tẩm điện Sùng Ân nên chùa lại được bộ Lễ tâu xin đổi tên là Hoằng Ân. Năm Duy Tân thứ 7 (1913), chùa lại được đại trùng tu. Chùa được xây dựng trên một thế đất đẹp, từ ngoài vào gồm: sân vườn, chùa chính, nhà Mẫu, tăng phòng, nhà Tổ, vườn tháp… Chùa chính có 5 gian lợp ngói, bờ nóc và bờ dải chạy thẳng, chính giữa đắp hổ phù đội mặt trời. Chùa có hệ thống tượng thờ đặc sắc gồm 30 pho tượng được tạc từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX như: bộ tượng Tam Thế Phật, tòa Cửu Long, tượng Bồ tát Quan Âm Nam Hải, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng An Nan, tượng Giám Trai… Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như đại hồng chung cao 1,50m đúc năm 1743 có khắc 4 chữ nổi Long Ân tự chung; 33 tấm bia từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Trong khuôn viên chùa còn có khu tháp mộ chư tổ, như bảo tháp của Hòa thượng Pháp chủ Thích Mật Ứng, Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Độ – Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất (miền Bắc) v.v… Từ năm 1969, chùa là nơi đào tạo tăng ni của trường tu học Phật pháp trung ương. Chùa là một tổ đình lớn, một danh lam thắng cảnh của thủ đô. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1993. (Võ văn Tường - Chùa Việt Nam Xưa và Nay)
5 /5
Ngọc Việt Bạch Chùa cổ (thế kỷ XI) ở khu vực Tây Hồ, vắng, đẹp, yên tĩnh
4 /5
Giang Luong Yên tĩnh và Hoa đẹp tuyệt vời
5 /5
trịnh ngọc lan (lantn) Chùa thanh vắng, khuôn viên rộng, nhiều cây lá, thích hợp cho những người đi vãn cảnh chùa tìm kiếm sự tĩnh tại
5 /5
Đức Anh Nguyễn chùa đẹp, cổ kính, rộng rãi
5 /5

7.Chùa Sải (Chùa Tĩnh Lâu)

Địa chỉ: 147 P. Trích Sài, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Sải (Chùa Tĩnh Lâu)

(106) Bài đánh giá Chùa Sải (Chùa Tĩnh Lâu) từ khách:

Thủy Phạm Thị Chùa Sải, tên chữ Tĩnh Lâu tự, tồn tại từ thế kỷ 16 nằm ở góc phố Trích Sài – Võng Thị, thuộc làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
5 /5
Jundat Nguyen Chùa Sải (chùa Tĩnh Lâu) mang dáng dấp ngôi chùa làng, mặc dù ngôi chùa cổ này ở ngay thủ đô. Một cảm giác ấm áp, bình an khi bạn bước vào ngôi chùa này.
5 /5
Thanh Nguyen Chùa sải chùa ngày sưa dành cho già trong cung tu những ngày cuối
5 /5
Phạm Hoài Nhân hùa thường được gọi là chùa Sải, tọa lạc ở ngõ 174, đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa còn có tên Tịnh Lâu Tự, Thanh Lâu Tự, còn Sải là tên gọi nôm của dân làng. Chùa được xây dựng vào thời Lê. Một số văn bia để lại đã cho biết chùa được trùng tu nhiều lần vào các năm 1793, 1899, 1918. Năm 1954, chùa xây thêm cổng vào; năm 1998, chùa xây lại tam quan mới lùi vào phía sau tam quan cũ. Điện Phật bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ nhiều pho tượng quý, như tòa Cửu Long là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa có đại hồng chung đúc năm 1799. (Võ văn Tường - Chùa Việt Nam Xưa và Nay)
4 /5
Ngô Tất Đạt Chùa Tĩnh Lâu còn gọi là chùa Sải, nằm bên bờ Hồ Tây thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, được công nhận di tích lịch sử văn hóa từ năm 1996. Đến nay, chùa được coi là một di tích lịch sử bảo tồn những đặc trưng văn hoá thuần khiết của Phật giáo làng xã Việt Nam với giá trị về lịch sử, đặc biệt về kiến trúc. Tương truyền, chùa Tĩnh Lâu tọa lạc trên một khu đất cao ở cuối làng Hồ Khẩu (Miệng hồ), mặt chính điện nhìn về phía sông Hồng ở hướng Đông - Bắc. Dưới thời Lê, nơi đây thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, kinh thành Thăng Long. Tương truyền ban đầu chỉ có một am nhỏ thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, về sau am mới trở thành chùa thờ Phật. Vì do sư sãi trông coi nên còn có tên là chùa “Sãi”, lâu dần dân làng gọi chệch ra chùa “Sải”. Theo văn bia để lại, năm Mậu Ngọ (1618) khi Hà Đông có hạn lớn, các quan nội phủ theo lệnh chúa Trịnh Tùng đã về chùa làm lễ cầu đảo được linh ứng. Năm Canh Thân (1620), Trịnh Tùng xuống chiếu ban vàng bạc và thu hồi 10 công mẫu đất hương hoả của chùa làng đã bị một số người có thế lực chiếm dụng để trả lại cho hai chùa Chúc Thánh, Thanh Lâu. Chùa từng mang tên chữ là “Thanh Lâu tự” trong suốt hơn hai thế kỷ, trên quả chuông chùa đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và tấm bia hậu dựng năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đều vẫn khắc tên như thế. Nhưng trên một tấm bia khác ghi việc tu bổ chùa vào năm Tự Đức thứ 14 (1862) đã thấy thay bằng chữ “Tĩnh Lâu tự” và tên đó được dùng cho đến ngày nay. Ngày nay, chùa nằm trên một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc. Trước chùa là Hồ Tây, chùa còn có cây bồ đề biểu trưng cho sự giác ngộ Phật pháp, chính vì lẽ đó mà người xưa đã coi đây như một thắng cảnh bậc nhất của Hà Nội. Bên trong tam quan có khoảng không thoáng mát yên tĩnh lạ thường, đúng như lời giới thiệu trong câu đối trước tam quan chùa: “Hộ Thượng Tịnh Lâu thuý trúc, hoàng hoa giai phật tử/ Môn tiền, sạn phát, trường tùng, tế thảo thị chân thư” (Chùa Tĩnh Lâu ở trên có hồ trúc đẹp, hoa vàng đều là cõi của Phật/ Nơi thờ tự trước cửa có tùng già, cỏ xanh, ấy chính chốn chân tu). Chùa có kiến trúc cổ, khu chính điện được kết cấu theo kiểu chữ đinh, gồm năm gian tiền đường và bốn gian hậu cung, có bậc tam cấp chạy dài, hai bên là cột đồng trụ có câu đối, có nghê chầu nghiêm trang và cổ kính. Gắn liền với năm gian tiền đường là toà thượng điện - nơi thờ Phật và các Bồ Tát. Chùa lợp ngói mũi hài theo lối kiến trúc bề thế cổ kính, bờ nóc ở hai đầu kìm đắp hai dấu vuông. Phía trước chùa được mở đầu bằng hai cột đồng trụ xây nối liền với tường hồi của gian tiền đường, trên đỉnh cột đồng đắp đôi nghê trong tư thế chầu nhằm thể hiện mục đích soi xét tâm linh con người trước khi bước vào cửa thiền. Ngày nay, chùa Tĩnh Lâu vẫn còn lưu giữ được những tác phẩm có giá trị mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, đặc biệt là toà Cửu Long của chùa được làm khác các toà Cửu Long khác với hình dáng như chiếc lọng che thực sự là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Các pho tượng khác được tạo tác công phu, đường nét thanh thoát, là những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo và kế thừa được phong cách các pho tượng chuẩn của thế kỷ 16, 17. Ba pho tượng Tam thế trong chùa được tạo tác gần với kích cỡ của người thật, trong tư thế ngồi kiết già trên đài sen. Đặc biệt tại chùa còn bảo tồn được một quả chuông cỡ lớn có niên đại Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Trong chùa còn lưu giữ 15 tấm bia đá, khu vườn Tháp mộ cùng nhiều hoành phi, câu đối cổ đã khiến cho di tích chùa Tĩnh Lâu trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo hoàn chỉnh và là một cấu trúc nguyên mẫu về chùa cổ Việt Nam.
5 /5

8.Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: 46 Đ. Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Chùa Trấn Quốc

(11275) Bài đánh giá Chùa Trấn Quốc từ khách:

Phiếm Du Có thể nói đây là ngôi Chùa đồng hành cùng Dân tộc, chứng kiến bao biến thiên lịch sử qua các triều đại. Và dưới thời nhà Lý - Trần thì Chùa được xem là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Chùa nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, vị trí phong thủy không gì ý nghĩa hơn, khi Dân tộc đã từng bị một ngàn năm Bắc thuộc, bởi thế tên gọi Trấn Quốc cũng mang ý nghĩa là hộ Quốc an Dân. Một địa điểm rất đổi linh thiêng mà Bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến đất Kinh kỳ.
5 /5
King Tran Có vị trí khá đắt địa, Chùa Trấn Quốc nằm cạnh hồ Tây và hồ Trúc Bạch, có mặt tiếp giáp với đường Thanh Niên (tên đường do Bác đặt, trong những ngày đầu khai sinh đất nước). Chùa có bồ đề được Thủ tướng Ấn Độ tặng năm 1959, từ cây bồ đề thái tử Tất Đạt Đa, ngồi tu tập, giác ngộ thành Phật Thích ca mô ni. Ngôi chùa vẫn giữ phong cách thiết kế nhà ba gian của Bắc bộ, nhìn ra hướng hồ Tây- vừa đảm nhiệm điều hòa khí hậu cho thủ đô Hà Nội nói chung, quận Tây Hồ nói riêng và các hồ khác, cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi câu cá giải trí của người dân Hà thành và quận Tây Hồ.
5 /5
Chau Thieu Nguyen Chùa cổ kính vị trí rất đặc biệt vẫn giữ được vẻ thanh tịnh. Được xếp là chùa cổ nhất nước, nhưng thật sự đã được trùng tu, di dời, xây mới thêm nên nét cổ kính không thấy thể hiện rõ bằng số tuổi. Kiến trúc xây dựng có vẻ nhiều quá, làm không gian trong chùa chật chội, giảm đi tính cách thanh nhàn.
4 /5
Ngoc Anh Nguyen Some beautiful night views at Tran Quoc Pagoda. Chùa Trấn Quốc về đêm đẹp lắm nha mọi người.
5 /5
Jade Pham Chùa được xây dựng vào năm 541, thời Tiền - Lý với tên là chùa Khai Quốc. Năm 1615, do sạt lở đất, vua Lê Trung Hưng cho dời chùa từ bên bờ sông Hồng vào phía trong đê Yên Phụ, khu gò đất Kim Ngưu. Đến đời vua Lê Huy Tông, chùa mới đổi tên thành chùa Trấn Quốc với ý nghĩa là nơi giúp nhân dân xua tan đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc. Chùa Trấn Quốc như một thế giới yên bình, trầm lặng ẩn mình tại một hòn đảo ở phía đông Hồ Tây, tách biệt khỏi sự xô bồ, sầm uất của con đường Thanh Niên tấp nập. Diện mạo hiện tại của ngôi chùa là kết quả sau đợt trùng tu vào năm 1815 với tổng diện tích lên đến 3.000m2 được chia làm 3 phần là Vườn tháp, Nhà tổ và Thượng điện.
5 /5

9.Tây Hồ

Địa chỉ: Sảnh chính nhà Chùa, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Hình ảnh Tây Hồ

(19) Bài đánh giá Tây Hồ từ khách:

Mun Mun Cảnh ở Hồ Tây đẹp lắm, không gian rộng, thoáng mát, sạch sẽ. Là nơi thích hợp cho buổi chiều ra đạp xe hóng mát, bạn nào không có xe đạp có thể thuê xe ở quanh đó. Có rất nhiều chỗ thuê xe, giá cả cũng hợp lý. Quanh hồ cũng có nhiều quán ăn và quán nước ngon. Giá cả cũng hợp lý, thích hợp tụ tập cùng bạn bè. Cảnh hoàng hôn ở Hồ Tây rất đẹp nhé, các bạn nên chiêm ngưỡng 1 lần
5 /5
阮红山 Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía tây bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Những tư liệu lịch sử cho thấy cách đây hàng nghìn năm, hồ Tây là đoạn còn sót lại do sông Hồng chuyển dòng mà thành. Hồ Tây từng có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo... Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn gốc hình thành của hồ. Hồ Tây có thế “Long phượng trình tường - Phượng hoàng ẩm thủy”, trên bờ thuận việc canh tác tằm tang, dưới nước thuận giao thông thủy và chài lưới... Bởi thế mà thời Lý (năm 1138), công chúa Từ Hoa, con Vua Lý Thần Tông đã rời cung về vùng ven hồ Tây dạy dân trồng dâu, nuôi tằm hình thành nên một vùng đất nổi tiếng với nghề tơ tằm, vang danh khắp Kinh thành Thăng Long. Các vua, chúa thời Lý - Trần cũng chọn khu vực ven hồ Tây lập các cung điện để vãn cảnh, như: cung Thúy Hoa vào thời Lý, sang thời Trần đổi tên thành điện Hàn Nguyên và nay thuộc địa phận chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa thời Lý nay thuộc địa phận chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương thời Lê nay thuộc địa phậntrường PTTH Chu Văn An... Nhìn từ trên cao, hồ Tây có hình dáng giống chiếc càng cua với góc phía đông được bao quanh bởi đường Thanh Niên - tuyến đường ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, phần còn lại được bao quanh bởi đất liền. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, quanh năm dập dềnh, lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc hồng thơm ngát của hoa sen, sắc tím của hoa bằng lăng hay vẻ rực rỡ của những cánh phượng hồng mỗi độ hè về. Không gian xung quanh hồ luôn phảng phất những làn
5 /5
Vũ Nguyễn Hải Nam Cây hoa này xinh lắm, ở hồ Tây nhưng ko nhớ rõ khu vực nàooo
5 /5
shilpee bachhalsa Nơi yên bình, không cần vé tham quan và chắc chắn là điểm thu hút khách du lịch. Bạn có thể đến trong hình ảnh nhấp chuột, cầu nguyện, thắp nhang và chỉ được bình an.
4 /5
k o Danh lam thắng cảnh. Đáng ghé thăm một lần.
4 /5
Danh Sách 6 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Mỹ Đức, TP. Hà Nội
Danh Sách 21 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Ứng Hòa, TP. Hà Nội
Danh Sách 11 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Phú Xuyên, TP. Hà Nội
Danh Sách 12 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Thường Tín, TP. Hà Nội
Danh Sách 21 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Thanh Oai, TP. Hà Nội
Danh Sách 21 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Chương Mỹ, TP. Hà Nội
Danh Sách 21 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Thạch Thất, TP. Hà Nội
Danh Sách 15 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Quốc Oai, TP. Hà Nội
Danh Sách 18 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Hòai Đức, TP. Hà Nội
Danh Sách 18 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Đan Phượng, TP. Hà Nội
Danh Sách 4 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Phúc Thọ, TP. Hà Nội
Danh Sách 3 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Ba Vì, TP. Hà Nội
Danh Sách 21 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại H. Mê Linh, TP. Hà Nội
Danh Sách 2 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Danh Sách 2 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Trung Sơn Trầm, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội
Danh Sách 2 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Viên Sơn, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội
Danh Sách 2 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Xuân Khanh, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội
Danh Sách 6 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội
Danh Sách 21 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Quang Trung, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội
Danh Sách 4 Spa thẩm mỹ, địa chỉ làm đẹp tại P. Ngô Quyền, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội